Bộ Giáo dục nêu 3 ‘lưu ý vàng’ khi thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển đại học
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, quy chế thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 vẫn giữ ổn định như năm 2017.
Theo đó, thời gian đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh sẽ đăng ký dự thi và xét tuyển ở nơi theo học.
Sau ngày 20/4, thí sinh không được thay đổi điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Để tránh những sai sót đáng tiếc như mùa tuyển sinh năm 2017, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phó giáo sư Trần Văn Nghĩa cho hay, thí sinh cần lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân).
Trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi.
Lưu ý: thí sinh đăng ký dự thi đặc biệt là thí sinh đăng ký sơ tuyển phải dùng chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển.
Thứ hai, rút kinh nghiệm từ kỳ thi quốc gia năm 2017, rất nhiều thí sinh khai không chính xác chế độ ưu tiên đến khi trường đại học kiểm tra hồ sơ thì em đó không đủ điểm đỗ, không còn cơ hội vào ngành yêu thích.
Do đó, trong mùa tuyển sinh 2018, nếu thí sinh nào biết chắc chắn bản thân nằm trong chế độ ưu tiên nào thì khai như vậy.
Còn nếu chưa chắc chắn thì thí sinh cần hỏi thầy cô, hỏi trường nơi các em học tập, thậm chí hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo để có thông tin chính xác nhất trước khi khai vào phiếu đăng ký xét tuyển.
Thứ ba, cũng giống như năm 2017, năm nay, việc đăng ký xét tuyển song song với quá trình đăng ký dự thi và thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Trần Văn Nghĩa khuyên: “Thí sinh nên chọn 6-8 nguyện vọng là tốt nhất nhưng cần lưu ý thứ tự ưu tiên trong việc đặt các nguyện vọng.
Ngành ưa thích thì đặt lên trên để bảo đảm việc trúng tuyển vào ngành phù hợp với năng lực, sở thích được đảm bảo”.
Theo đó, thời gian đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh sẽ đăng ký dự thi và xét tuyển ở nơi theo học.
Sau ngày 20/4, thí sinh không được thay đổi điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký sơ tuyển phải dùng chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển. (Ảnh minh họa: VTV) |
Để tránh những sai sót đáng tiếc như mùa tuyển sinh năm 2017, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phó giáo sư Trần Văn Nghĩa cho hay, thí sinh cần lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân).
Trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi.
Lưu ý: thí sinh đăng ký dự thi đặc biệt là thí sinh đăng ký sơ tuyển phải dùng chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển.
Thứ hai, rút kinh nghiệm từ kỳ thi quốc gia năm 2017, rất nhiều thí sinh khai không chính xác chế độ ưu tiên đến khi trường đại học kiểm tra hồ sơ thì em đó không đủ điểm đỗ, không còn cơ hội vào ngành yêu thích.
Do đó, trong mùa tuyển sinh 2018, nếu thí sinh nào biết chắc chắn bản thân nằm trong chế độ ưu tiên nào thì khai như vậy.
Còn nếu chưa chắc chắn thì thí sinh cần hỏi thầy cô, hỏi trường nơi các em học tập, thậm chí hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo để có thông tin chính xác nhất trước khi khai vào phiếu đăng ký xét tuyển.
Thứ ba, cũng giống như năm 2017, năm nay, việc đăng ký xét tuyển song song với quá trình đăng ký dự thi và thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Trần Văn Nghĩa khuyên: “Thí sinh nên chọn 6-8 nguyện vọng là tốt nhất nhưng cần lưu ý thứ tự ưu tiên trong việc đặt các nguyện vọng.
Ngành ưa thích thì đặt lên trên để bảo đảm việc trúng tuyển vào ngành phù hợp với năng lực, sở thích được đảm bảo”.
Thùy Linh (Báo Giáo Dục)